Những nguyên tắc cơ bản để ứng phó với sự thay đổi

Thành công trong kinh doanh, cũng giống như trong một trận chiến, đòi hỏi sự thay đổi liên tục để đạt được sự hiệu quả và giành lợi thế trước các đối thủ.

Cần rất nhiều những kỹ năng để trở thành một doanh nhân. Bạn biết đó, một doanh nghiệp phát triển từ việc ban đầu bạn có một ý tưởng, đến việc trở thành một nhà quản lý, một nhà hoạch định chiến lược, một người xây dựng đội ngũ và một nhà lãnh đạo để hướng mọi người tới việc thực hiện sứ mệnh chung của công ty. Không có công việc nào là dễ dàng, đặc biệt là trong thời buổi mà thị trường liên tục thay đổi như hiện nay.

Dưới đây là 7 phẩm chất cốt lõi mà tôi cho là bắt buộc phải có đối với một entrepreneur trong việc ứng phó với sự thay đổi.

(1) Hiểu rõ sự thay đổi của ngành nghề kinh doanh. Tôi và cộng sự của mình bắt đầu xây dựng công ty đầu tiên vào năm 2005, tức chỉ trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vài năm. Công ty khi đó hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Khi thị trường sụp đổ, công ty nhanh chóng lâm vào tình thế khó khăn. Là chủ doanh nghiệp, chúng tôi biết rằng phải có những quyết định lớn và kịp thời. Chúng tôi quyết định “tái cấu trúc” công ty, sử dụng những nguồn lực hiện có và chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực marketing như một agency. Nếu chúng tôi không có sự thay đổi mang tính đột phá và kịp thời ấy, tình thế có lẽ đã rất khác hiện giờ. Vì thế, là một entrepreneur, hãy cố gắng “phát hiện” những gì sẽ xảy ra trong những năm sắp tới và thực hiện những thay đổi cần thiết.

time to adapt

(2) Trang bị “nền móng” vững chắc. Sự nhanh nhạy trong việc phản ứng trước những thay đổi của thị trường là quan trọng. Nhưng nó không thể đến nếu thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những hỗ trợ cần thiết. Sự nhanh nhẹn mà không có những yếu tố nền tảng có thể dẫn đến việc sụp đổ nhanh chóng. Vì thế hãy chắc chắn rằng bạn có những “nguồn lực” phù hợp trước khi có những bước đi mạnh mẽ.

(3) Hiểu tường tận về tình hình tài chính của công ty. Tôi đã từng rơi vào tình trạng rất thê thảm, bắt nguồn từ việc thiếu sự hiểu biết đầy đủ về tình hình tài chính của công ty mình. Thông tin về tình hình tài chính rất cần cho việc đề ra các quyết định. Tôi đã từng mắc lỗi khi đã không huy động đội ngũ thích hợp cho những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán. Với những “dữ liệu” tài chính phù hợp và đội ngũ tốt, bạn có thể chuyển từ việc thực hiện các quyết định mang tính chất “phản ứng lại” sang việc thực hiện các quyết định mang tính chất “phản ứng trước”. Vậy nên, đừng trì hoãn việc “đầu tư” đội ngũ và các công cụ cần thiết.

(4) Tạo dựng văn hóa “chấp nhận” sự thay đổi. Nhà quản trị phải luôn biết rằng sự thay đổi luôn có 2 mặt. Sự thay đổi có thể làm chúng ta sợ hãi, nhưng không phải lúc nào cũng mang đến sự tiêu cực. Trong trường hợp này, nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt điểm tích cực của sự thay đổi đến đội ngũ của mình. Trong quá trình phát triển, công ty chúng tôi đã trải qua rất nhiều những thay đổi vốn không thể tránh được. Một doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng những hệ thống và những quy trình nào đó để phát triển, nhưng cuối cùng phải tự “nâng cấp” mình để có thể đạt sự cân bằng, hiệu quả và có lợi nhuận. Tóm lại, nhà lãnh đạo phải là người hiểu được rằng sự thay đổi là tốt và cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp.

(5) Hiểu rõ về đối thủ. Điều này nghe có vẻ quen thuộc và hiển nhiên. Một trong những điều quan trọng của các entrepreneur là phải hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình. Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Điều gì khiến họ có thể dành chiến thắng trước chúng ta trong việc thu hút khách hàng? Hãy nghiên cưu điều họ làm, điều họ không làm để tránh những “cạm bẫy” có thể có. Hãy dành thời gian cho việc tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh chính. Một trong những cách mà các công ty hay làm là cử người sang làm việc cho đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty tương tự. Điều này sẽ mang đến cho doanh nghiệp những thông tin và “sự hiểu biết” nhất định về các đối thủ của mình.

(6) Luôn giữ sự điềm tĩnh và sự lạc quan. Sự điềm tĩnh rất dễ “lan truyền”. Trong quá trình chờ đợi sự “phản ứng” từ phía doanh nghiệp trước những thay đổi, nhà lãnh đạo phải thật sự điềm tĩnh. Nếu nhà lãnh đạo giữ được sự tĩnh táo, đội ngũ cũng sẽ như vậy. Tất nhiên, sự hoảng loạn cũng sẽ “lây lan” và nhân rộng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sự hoảng loạn thì không có ích và sẽ dẫn đến việc “lèo lái” doanh nghiệp đi sai đường. Vì thế, là một nhà lãnh đạo bạn phải thật sự điềm tĩnh trước những thay đổi hoặc những tình huống bất lợi.

keep-calm-and-stay-positive-584
Điềm tĩnh và suy nghĩ tích cực trước những thay đổi là thái độ cần thiết của nhà lãnh đạo

(7) Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp. Cách tốt nhất đễ giữ cho đội ngũ điềm tĩnh và tập trung vào sứ mệnh của doanh nghiệp là sự giao tiếp hiệu quả. Hãy chọn cách thức, thời điểm và lời lẽ phù hợp trong quá trình giao tiếp. Một điểm cũng cần lưu ý là với nhà lãnh đạo, việc thực hiện đúng những cam kết và lời hứa của mình là quan trọng, nhất là về mặt tiến độ công việc.

giao tiep
Giao tiếp tốt là một trong nhưng kỹ năng quan trọng của nhà lãnh đạo

Tóm lại, sự thay đổi là tốt và cần thiết. Và một doanh nghiệp phản ứng nhanh trước những sự thay đổi sẽ giành được những lợi thế nhất định.